Hành vi không khai trình sử dụng lao động bị xử phạt bao nhiêu?
Doanh nghiệp (hoặc người sử dụng lao động) có nghĩa vụ khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Doanh nghiệp phải lập sổ quản lý lao động ở nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Điều này được đặt ra nhằm phục vụ cho công tác quản lý hành chính nhà nước về quá trình tuyển dụng và sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Đồng thời, định kỳ 06 tháng (trước ngày 05/6) và hằng năm (trước ngày 05/12), doanh nghiệp phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Hành vi không khai trình việc sử dụng lao động bị xử phạt bao nhiêu?
Mức xử phạt đối với hành vi không khai trình việc sử dụng lao động là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 28/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, quy định như sau:
“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo công khai kết quả tuyển lao động hoặc thông báo sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả tuyển lao động;
b) Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định với phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện;
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện;“
Như vậy, hành vi không khai trình việc sử dụng lao động sẽ bị xử phạt từ 01 đến 03 triệu đồng.
Trường hợp Quý khách hàng thắc mắc về bất kỳ vấn đề nào hoặc có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư Nhật theo SĐT 0898 485 485.
———————–
Xem thêm:
Cần làm gì khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội? Những việc cần phải thực hiện ngay
Con ngoài giá thú có được làm giấy khai sinh không? Thẩm quyền và thủ tục làm giấy khai sinh
Con ngoài giá thú có được khai sinh theo họ của cha không? Thẩm quyền và thủ tục thực hiện