Ở nhà nội trợ có được chia tài sản chung khi ly hôn? Quy định mới nhất 2021

Kính gửi Hãng luật Alegal, tôi là Mai Anh năm nay 35 tuổi, kính mong được tư vấn về vấn đề sau:

Chồng tôi có tính vũ phu, thường xuyên đánh đập vợ con, dạo gần đây anh ngoại tình và bị tôi phát hiện. Tôi cương quyết ly hôn và dự định sắp tới sẽ nộp đơn yêu cầu Toà án giải quyết.

Tuy nhiên, trước giờ tôi chỉ ở nhà nội trợ, hầu như không có thu nhập nên không có đóng góp gì vào tài sản chung vợ chồng. Nhà ở, xe ô tô, vật dụng trong gia đình đều do chồng mua sau khi kết hôn. Chồng tôi doạ nếu ly hôn sẽ không chia bất kỳ tài sản gì cho tôi do tôi không có đóng góp gì trong việc tạo lập tài sản.

Kính mong Hãng luật Alegal tư vấn về việc tôi chỉ ở nhà nội trợ có được chia tài sản chung không? Chân thành cảm ơn.

Về vấn đề của chị Mai Anh, Hãng luật Alegal tư vấn như sau:

1. Vợ ở nhà nội trợ có được chia tài sản khi ly hôn?

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Theo thông tin bạn cung cấp thì các tài sản bạn liệt kê ở trên được xác định là tài sản chung vợ chồng.

Căn cứ khoản 2 Điều 16 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau: “Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Như vậy, luật đã quy định rõ công việc nội trợ là công việc có thu nhập và bình đẳng với các công việc khác của vợ/ chồng. Cụ thể với trường hợp của bạn, chồng đi làm, vợ ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái thì vẫn được tính là có thu nhập tương đương với thu nhập của người đi làm. Do đó, vợ và chồng vẫn bình đẳng với nhau khi chia tài sản khi ly hôn.

 

O Nha Noi Tro Co Duoc Chia Tai San Khi Ly Hon Hang Luat Alegal

Ở nhà nội trợ có được chia tài sản khi ly hôn?

2. Nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn

a) Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, nếu một hoặc cả hai bên không thể chứng minh bản thân họ có sự đóng góp vượt trội trong việc tạo lập khối tài sản chung. Ngành nghề kinh doanh, công việc của vợ chồng (kể cả nội trợ) đều không ảnh hưởng đến tỉ lệ được phân chia tài sản chung của mỗi người.

b) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

c) Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

d) Toà án xem xét bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Trường hợp Quý khách hàng thắc mắc về bất kỳ vấn đề nào hoặc có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư Nhật theo sđt 0898 485 485.

———————–

Xem thêm:

 

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *