Các điểm mới về thời hiệu thừa kế theo Bộ luật dân sự 2015

1. Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là gì

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án chia di sản thừa kế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

a) Thời hiệu thừa kế

Thời hạn để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
  • Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
b) Thời hiệu khởi kiện yêu cầu xác nhận tư cách thừa kế

Thời hạn để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

c) Thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản

Thời hạn để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thoi Hieu Thua Ke Hang Luat Alegal

Các điểm mới về thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự

2. Các điểm mới về thời hiệu thừa kế theo BLDS 2015

Trong những năm qua, quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế là một trong những “điểm nghẽn” trong việc thực hiện hưởng quyền dân sự của công dân. Theo Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm đối với mọi tài sản kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết).

Sau thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế không còn quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản để xác nhận quyền thừa kế của mình.

Thực tiễn thi hành quy định trên cho thấy: nhiều trường hợp đương sự khởi kiện chia thừa kế, Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện với lý do đã hết thời hiệu khởi kiện, dẫn đến bất cập đó là nhiều tài sản là nhà, đất do hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế nên bị “treo”, không thể đăng ký được quyền sở hữu.

Mặt khác, Bộ luật Dân sự năm 2005 không quy định cụ thể phương án xử lý những di sản thừa kế khi hết thời hiệu 10 năm nên cơ quan nhà nước có thẩm quyền gặp khó khăn trong việc quyết định số phận pháp lý của những di sản này.

Để giải quyết vướng mắc, bất cập nói trên, Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, đã đưa ra quy định mới về thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế, đồng thời quy định rõ ràng phương án giải quyết hậu quả đối với những di sản thừa kế đã hết thời hiệu khởi kiện.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 623 quy định:

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

Với quy định nêu trên cho thấy số phận của những di sản hết thời hiệu khởi kiện sẽ được định đoạt theo hai hướng: thứ nhất, nếu người đang quản lý di sản là người thừa kế thì di sản thuộc quyền sở hữu của họ; thứ hai, nếu người đang quản lý di sản không phải là người thừa kế thì phân thành hai trường hợp:

– Nếu người đang quản lý di sản là người đang chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu.

– Nếu không có người chiếm hữu, người được lợi về tài sản thì di sản thuộc về Nhà nước.

Trường hợp Quý khách hàng thắc mắc về bất kỳ vấn đề nào hoặc có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư Nhật theo sđt 0898 485 485.

———————–

Xem thêm:

 

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *