Doanh nghiệp trả lương không đúng hạn bị xử lý thế nào?

Doanh nghiệp trả lương bị xử lý thế nào?

Mức lương và thời điểm trả lương được thực hiện theo thoả thuận giữa người lao động và doanh nghiệp (người sử dụng lao động) và phải được quy định rõ trong hợp đồng lao động.

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp có nghĩa vụ trả lương đúng hạn và đầy đủ cho người lao động của mình.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp không trả hoặc cố tình không trả lương đúng hạn, trả lương đầy đủ cho người lao động. Điều này có thể xuất phát từ lý do tài chính của doanh nghiệp, hoặc cũng có thể doanh nghiệp muốn kéo dài thời hạn chiếm dụng vốn để kinh doanh.

Hành vi không trả lương đúng hạn hoặc trả lương không đầy đủ là vi phạm pháp luật và doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cham Luong Tra Luong Khong Dung Han Bi Xu Ly The Nao Hang Luat Alegal

Doanh nghiệp chậm lương, trễ lương người lao động bị xử lý thế nào?

Doanh nghiệp không trả lương đúng hạn, trả lương không đầy đủ bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động – bảo hiểm, quy định như sau:

2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;…, trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật, …. theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Như vậy, doanh nghiệp trả lương không đúng hạn hoặc không trả, không trả đủ lương cho người lao động, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền tối đa lên đến 50.000.000 đồng.

Đồng thời, doanh nghiệp bị buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.

Người lao động thuộc trường hợp trên có thể kiến nghị công đoàn cơ sở can thiệp hoặc gửi đơn đến Phòng hoặc Sở Lao động – Thương Bình và Xã hội để được hỗ trợ.

Trường hợp Quý khách hàng thắc mắc về bất kỳ vấn đề nào hoặc có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư Nhật theo SĐT 0898 485 485.

———————–

Xem thêm:

Cần làm gì khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội? Những việc cần phải thực hiện ngay

Con ngoài giá thú có được làm giấy khai sinh không? Thẩm quyền và thủ tục làm giấy khai sinh

Con ngoài giá thú có được khai sinh theo họ của cha không? Thẩm quyền và thủ tục thực hiện

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *