Đối tượng được cấp giấy phép lao động theo quy định mới nhất

Những đối tượng nào được cấp giấy phép lao động?

Pháp luật Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực trong nước. Do đó, không phải người nước ngoài nào cũng được vào Việt Nam làm việc và được cấp GPLĐ. Chỉ đối với các chức danh, vị trí công việc mà người Việt Nam không đảm nhận được mới được sử dụng lao động nước ngoài để thay thế.

Căn cứ khoản 1 Điều 152 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Nhà nước chỉ cấp giấy phép lao động cho 04 vị trí, chức danh công việc sau đây:

a) Nhà quản lý doanh nghiệp

Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.

Căn cứ khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp thì người quản lý doanh nghiệp gồm những đối tượng sau:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Thành viên hợp danh.
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên.
  • Chủ tịch công ty.
  • Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị.
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
b) Giám đốc điều hành

Giám đốc điều hành (CEO) là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp chỉ có một giám đốc điều hành duy nhất, là người quyết định mọi vấn đề hoạt động của công ty. Các giám đốc phòng ban hoặc bộ phận trong doanh nghiệp không phải là giám đốc điều hành và không được cấp giấy phép lao động.

Doi Tuong Duoc Cap Giay Phep Lao Dong Theo Quy Dinh Moi Nhat Hang Luat Alegal

Điều kiện, thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép lao động

c) Chuyên gia

Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;

– Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;

– Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

d) Lao động kỹ thuật

Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo;

– Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Trên đây là nội dung tư vấn của Hãng luật Alegal về các đối tượng được cấp giấy phép lao động theo quy đinh, mong rằng bài viết này có thể mang đến những giá trị cho quý khách.

Trường hợp Quý khách hàng thắc mắc về bất kỳ vấn đề nào hoặc có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư Nhật theo SĐT 0898 485 485.

———————–

Xem thêm:

Cần làm gì khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội? Những việc cần phải thực hiện ngay

Con ngoài giá thú có được làm giấy khai sinh không? Thẩm quyền và thủ tục làm giấy khai sinh

Con ngoài giá thú có được khai sinh theo họ của cha không? Thẩm quyền và thủ tục thực hiện

Cá nhân được quyền thay đổi họ tên khi nào? Điều kiện và thủ tục để thay đổi họ tên

Án tích là gì? Đặc điểm và hậu quả pháp lý của người mang án tích

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *