Đồng phạm là gì? Các hình thức đồng phạm

1. Đồng phạm theo quy định pháp luật

Những quy định về đồng phạm không phải là tình tiết tăng nặng, cũng không phải là tình tiết định khung hình phạt, nhưng trong một số trường hợp, đồng phạm có ý nghĩa rất lớn đến việc xác định có dấu hiệu của tội phạm hay không.

Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về đồng phạm như sau:

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

 2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

2. Các hình thức đồng phạm

Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Ví dụ: A và B thỏa thuận đột nhập vào nhà C để trộm cắp tài sản. A được phân công đứng ngoài cảnh giác, B trèo tường đột nhập vào nhà trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, khi B vào nhà thì bị chủ nhà phát hiện, B đã rút dao đâm chết chủ nhà. 

Trong trường hợp này, A và B là đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản, còn hành vi giết người là hành vi vượt quá sự thỏa thuận trước của người thực hành (B) nên A không phải chịu trách nhiệm cho hành vi này.

Dong Pham La Gi Cac Hinh Thuc Dong Pham Hang Luat Alegal

Đồng phạm là gì? Các hình thức đồng phạm

3. Điều kiện của đồng phạm

Để thoả mãn quy định về ĐP cần có những điều kiện sau đây:

– Thứ nhất

+ Phải từ hai người trở lên;

+ Những người phạm tội này phải có đủ dấu hiệu về chủ thể của tội phạm (có năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật).

– Thứ hai

+ Những người phạm tội phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, tức là mỗi người trong đồng phạm đều có hành vi tham gia vào việc thực hiện tội phạm, hành vi của mỗi người được thực hiện có sự liên kết với nhau, hành vi của người này hỗ trợ, bổ sung cho hành vi của người khác và ngược lại, hành vi phạm tội của mỗi người đều nằm trong hoạt động phạm tội của cả nhóm, với mục đích chung là đạt được kết quả thực hiện tội phạm.

+ Nếu một số người đã cùng thực hiện một tội phạm và cùng một thời gian nhưng giữa những người này không có sự bàn bạc, liên hệ, ràng buộc, hỗ trợ lẫn nhau thì không phải là ĐP.

Ví dụ: A và B cùng đột nhập vào nhà C để trộm cắp tài sản cùng một thời điểm, tuy nhiên giữa A và B không có sự thỏa thuận hay bàn bạc trước, do đó không phải là ĐP.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp lý vui lòng liên hệ 0898 485 485 (Ls Nhật) để được tư vấn.

———————–

Xem thêm:

Bàn về tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ”

Bàn về tình tiết “phạm tội vì động cơ đê hèn”

 

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *