Bàn về tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ”

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tính chất côn đồ”

Tình tiết  “phạm tội có tính chất côn đồ” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015.

Hành vi phạm tội “có tính chất côn đồ” hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định, đây là một khái niệm hoàn toàn mang yếu tố định tính việc đánh giá một hành vi phạm tội có tính côn đồ hay không chủ yếu dựa vào cảm quan của người đánh giá.

Về khoa học pháp lý, tính chất “côn đồ” được sử dụng là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc tình tiết định khung hoặc định khung tăng nặng.

pham-toi-co-tinh-chat-con-do

Theo tinh thần hướng dẫn tại Công văn số 38/NCPL ngày 06/01/1976 và tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1995, TANDTC giải thích về “Côn đồ” như sau:

Khái niệm côn đồ được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người.

Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự người khác, gây gổ hành hung người khác một cách rất vô cớ hoặc vì một duyên cớ nhỏ nhặt, ví dụ như đi xe đạp, xe máy va quyệt vào người khác, có khi chính mình có lỗi nhưng đã kiếm cớ để đánh hoặc giết người ta, mặc dù có thể người kia cũng có lỗi nhỏ. Đó là hành vi có tính chất côn đồ. Những kẻ đâm thuê chém mướn phải coi là biểu hiện tính côn đồ” “.

Như vậy, côn đồ chính là bản tính, tính cách của con người nó luôn tồn tại song song với con người và đó là một đặc điểm gắn liền của con người.

Quý khách hàng hãy gọi ngay 0898 485 485 (LS Nhật) để được tư vấn.

Xem thêm:

Bàn về tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ”

Bàn về tình tiết “phạm tội vì động cơ đê hèn”

Thế nào là tái phạm, tái phạm nguy hiểm?

Phòng vệ chính đáng là gì? Điều kiện để được công nhận là phòng vệ chính đáng?

Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

Người say rượu có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Đang chuẩn bị phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Phạm tội chưa đạt có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Đồng phạm là gì? Các hình thức đồng phạm

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *