Thế nào là phòng vệ chính đáng? Điều kiện để được công nhận là PVCĐ?

1. Phòng vệ chính đáng dưới góc độ pháp luật

Căn cứ khoản 1  Điều 22 BLHS năm 2015 quy định về chế định này như sau:

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Người có hành vi phòng vệ không phải gánh chịu các tránh nhiệm hình sự. Ngược lại hành vi phòng vệ chính đáng còn được pháp luật khuyến khích và bảo vệ.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ dưới góc độ pháp luật

Căn cứ hoản 2  Điều 22 BLHS năm 2015 quy định như sau:

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hình Dùng Chung

3. Mục đích của phòng vệ chính đích

Mục đích của hành vi này là nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp đồng thời ngăn chặn hành vi tấn công bằng cách gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công.

Chính do mục đích của Phòng vệ chính đáng là bảo vệ các lợi ích hợp pháp nên mặc dù người có hành vi phòng vệ gây nên thiệt hại khách quan về hình sự nhưng được loại trừ trách nhiệm hình sự.

4. Điều kiện để được công nhận là phòng vệ chính đáng

1. Phải có hành vi làm phát sinh quyền tự vệ. Cụ thể là hành vi tấn công, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân được pháp luật bảo vệ (tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…). Những hành vi chống trả để bảo vệ lợi ích bất hợp pháp thì không được coi là phòng vệ chính đáng.

2. Hành vi tấn công phải có thật và đang diễn ra chứ không phải do suy đoán tưởng tượng. Trường hợp người phòng vệ thực hiện quyền phòng vệ trước khi xảy ra một hành vi tấn công (vì cho rằng hành vi tấn công sẽ xảy ra) không được công nhận.

3.  Việc phải gây ra thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công: vì có như vậy nguồn gốc làm phát sinh hành vi tấn công xâm phạm lợi ích hợp pháp mới bị loại trừ tận gốc. Hành vi của người phòng vệ chỉ được chống trả gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người có hành vi tấn công.

4. Mức độ phòng vệ phải tương xứng với hành vi tấn công. Sự tương xứng không có nghĩa là sự ngang bằng theo nghĩa cơ học, người tấn công sử dụng công cụ phương tiện gì thì người phòng vệ cũng sử dụng công cụ phương tiện đó. Sự tương xứng ở đây được hiểu là sự tương xứng về tính chất và mức độ được xác định dựa vào các yếu tố chủ quan và khách quan.

Quý khách hàng hãy gọi ngay 0898 485 485 (LS Nhật) để được tư vấn.

———————–

Xem thêm:

Bàn về tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ”

Thế nào là phạm tội có tổ chức?

Thế nào là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp?

Bàn về tình tiết “phạm tội vì động cơ đê hèn”

Thế nào là tái phạm, tái phạm nguy hiểm?

Bàn về tình tiết “người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm”

Tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả”

 

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *