Thế nào là phạm tội vì động cơ đê hèn?

1. Tình tiết “phạm tội vì động cơ đê hèn” theo quy định của pháp luật

Tình tiết “phạm tội vì động cơ đê hèn” vừa là 01 trong 15 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự. Hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn về tình tiết này với tư cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiêm hình sự.

Trong các tội phạm cụ thể, với tư cách là tình tiết định khung, tình tiết này được hướng dẫn như sau:

Đối với tội Giết người:

Theo Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ năm 1986 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về tội giết người với tình tiết định khung vì động cơ đê hèn như sau:

Giết người vì động cơ đê hèn (điểm a) như giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc (ví dụ: giết người để cướp vợ hoặc chồng nạn nhân; giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người đã cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn, hoạn nạn nhằm trốn nợ v.v…).”

Đối với tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (theo BLHS cũ):

Theo Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP thì tình tiết định khung vì động cơ đê hèn được hiểu là trường hợp phạm tội với động cơ đê tiện, thấp hèn, ích kỷ, thể hiện sự bội bạc, phản trắc, hèn nhát. Người phạm tội nhằm mục đích trả thù, hoặc để khống chế nạn nhân và gia đình, người thân của nạn nhân phục vụ cho mưu đồ của mình .

Đối với tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy (theo BLHS cũ):

Theo Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì tình tiết định khung vì động cơ đê hèn được hiểu là vì động cơ trả thù hoặc vì các động cơ tư lợi, thấp hèn khác.

The-nao-la-pham-toi-vi-dong-co-de-hen

2. Các đặc điểm cấu thành “phạm tội vì động cơ đê hèn”?

+ Một là, đó phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội đe dọa hoặc thực tế xâm hại đến các quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ bằng Luật hình sự như: sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, quyền tự do của công dân.

+ Hai là, đó là hành vi phạm tội dưới hình thức lỗi cố ý. Người thực hiện tội phạm thể hiện tính chất lỗi cố ý của hành vi phạm tội, chỉ có ở lỗi cố ý thì người phạm tội mới mong muốn kết quả xảy ra như mục đích ban đầu đã định.

+ Ba là, hành vi phạm tội do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện.

+ Bốn là, hành vi phạm tội do do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.

+ Năm là, động cơ thực hiện tội phải mang tính chất xấu xa, ti tiện, hèn hạ, ích kỷ, bội bạc, phản trắc cao.

+ Sáu là, về nhân thân, thực tiễn cho thấy những người thực hiện tội phạm vì động cơ đê hèn thường là những người có nhân thân xấu như: Trình độ văn hóa thấp, khả năng hiểu biết pháp luật yếu, kém, hoàn cảnh gia đình không được hạnh phúc, công việc thì thất thường, không có thu nhập thường xuyên, ổn định.

Quý khách hàng hãy gọi ngay 0898 485 485 (LS Nhật) để được tư vấn.

———————–

Xem thêm:

Bàn về tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ”

Thế nào là tái phạm, tái phạm nguy hiểm?

Phòng vệ chính đáng là gì? Điều kiện để được công nhận là phòng vệ chính đáng?

Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

Người say rượu có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Đang chuẩn bị phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Phạm tội chưa đạt có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Đồng phạm là gì? Các hình thức đồng phạm

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *