Tự ý chấm dứt việc phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

1. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không

“Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không” là vấn đề mà rất nhiều người thắc mắc, Hãng luật Alegal giải đáp vấn đề này như sau:

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

Căn cứ Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về khả năng gánh chịu trách nhiệm hình sự của người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội như sau:

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm“.

Như vậy, một người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của mình không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Quy định “người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” được miễn trách nhiệm hình sự về tội dự định thực hiện có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ là động lực thúc đẩy chủ thể dừng việc phạm tội để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật mà còn là biện pháp pháp lý nhằm hạn chế các thiệt hại có thể gây ra cho xã hội.

Trường hợp một người tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội của mình, nhưng trước khi dừng phạm tội hành vi của họ đã cấu thành một tội phạm độc lập khác được quy định bởi Bộ luật Hình sự thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội danh độc lập này.

Ví dụ: A mua một khẩu súng ngắn để chuẩn bị giết B (Điều 123. Tội giết người), sau đó A suy nghĩ lại và từ bỏ ý định giết B mặc dù không có ai ngăn cản, tuy nhiên A đã có hành vi tàng trữ và sử dụng súng đủ để cấu thành nên một tội danh độc lập khác (Điều 304. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).

Do đó, A không chịu trách hình sự cho Tội giết người mà phải chịu trách nhiệm hình sự cho Tội tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

Tu Y Nua Chung Cham Dut Viec Pham Toi Co Phai Chiu Trach Nhiem Hinh Su Khong Hang Luat Alegal

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

2. Điều kiện của “tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội”

– Về khách quan:

+ Việc chấm dứt phạm tội xảy ra khi tội phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Thời điểm muộn nhất của tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội là thời điểm hành vi cuối cùng trong số các hành vi luật quy định chưa được thực hiện.

Ví dụ: người phạm tội hiếp dâm mới thực hiện hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực mà chưa thực hiện hành vi giao cấu; hoặc là thời điểm hậu quả nguy hiểm (hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm) chưa xảy ra. 

+ Khi phạm tội đã ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành thì cũng có nghĩa người phạm tội đã thực hiện hết những hành vi mong muốn và do vậy không thể có việc tự ý nửa chừng không thực hiện tiếp tội phạm.

+ Tại thời điểm tội phạm chưa đạt đã hoàn thành, hậu quả của tội phạm tuy thực tế chưa xảy ra nhưng chủ thể cho rằng đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra và do vậy không cần có hành vi gì tiếp nữa. Do vậy, việc chủ thể dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm rõ ràng không có ảnh hưởng gì đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra.

+ Việc dừng lại lúc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hoàn toàn không làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội do hành vi đã thực hiện. Những hành vi chủ động ngăn chặn hậu quả nguy hiểm xảy ra, tự nguyện khôi phục lại tình trạng cũ như trả lại toàn bộ tài sản đã trộm cắp, tự thú, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại…đều không được coi là tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội mà chỉ được coi là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định mức độ trách nhiệm hình sự hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 29 BLHS năm 2015.

– Về chủ quan:

Việc chấm dứt tội phạm phải là sự kết thúc hành vi phạm tội một cách tự nguyện và dứt khoát.

+ Kết thúc việc phạm tội tự nguyện có nghĩa là dừng lại không thực hiện tội phạm đến cùng phải hoàn toàn do động lực bên trong của chủ thể thúc đẩy chứ không phải do trở ngại khách quan chi phối.

+ Khi dừng việc thực hiện tội phạm, người phạm tội tin rằng không có gì ngăn cản và vẫn có thể thực hiện tiếp tội phạm. 

+ Nếu dừng lại không thực hiện tội phạm là do nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội, thì việc dừng lại này không được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, mà có thể là chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.

+ Chấm dứt dứt khoát có nghĩa người phạm tội hoàn toàn từ bỏ hẳn ý định (mong muốn) phạm tội, chấm dứt một cách triệt để mà không phải là thủ đoạn “tạm dừng” để tiếp tục thực hiện tội phạm khi có điều kiện.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp lý vui lòng liên hệ 0898 485 485 (Ls Nhật) để được tư vấn.

———————–

Xem thêm:

Bàn về tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ”

Phòng vệ chính đáng là gì? Điều kiện để được công nhận là phòng vệ chính đáng?

 

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *