Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội với người trong tình trạng không thể tự vệ được”?

Tình tiết “phạm tội với người trong tình trạng không thể tự vệ được” vừa là 01 trong 15 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự.

Hiện nay chưa có văn bản nào định nghĩa cụ thể về tình tiết phạm tội với người trong tình trạng không thể tự vệ được với tư cách là một tình tiết tăng nặng trách nhiêm hình sự. Trong các tội phạm cụ thể, với tư cách là tình tiết định khung, tình tiết phạm tội với người trong tình trạng không thể tự vệ được được hướng dẫn như sau:

Theo khoản 7 Điều 3 Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi có hiệu lực thi hành từ ngày 5/11/2019 quy định như sau:

7. Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân quy định tại khoản 1 Điều 141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là việc người phạm tội lợi dụng tình trạng người bị hại lâm vào một trong những hoàn cảnh sau đây để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác:

a) Ngưòi bị hại không thể chống cự được (ví dụ: người bị hại bị tai nạn, bị ngất, bị trói, bị khuyết tật… dẫn đến không thể chống cự được);

b) Người bị hại bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi (ví dụ: người bị hại bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, ma túy, thuốc an thần, thuốc kích thích, các chất kích thích khác, bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác… dẫn đến hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi).

Hình Dùng Chung Hai

Như vậy, phạm tội đối với người ở trong tình trạng không tự vệ được là trường hợp người phạm tội xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và quyền khác của người đang ở trong tình trạng không thể tự vệ được.

Người ở trong tình trạng không thể tự vệ được là người do bản thân họ bị hạn chế về khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do bẩm sinh hoặc do những điều kiện khách quan đem lại, như người bị tâm thần, bị bại liệt, bị mù, bị điếc, bị câm, bị tàn tật …; người đang ngủ say, đang bị bệnh nặng; đang ở trong tình thế khó khăn không thể tự vệ được, v.v..

Đối với trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người già cũng có trường hợp ở trong tình trạng không thể tự vệ được, nhưng pháp luật đã quy định thành tình tiết tăng nặng riêng. Trong trường hợp cụ thể nào đó mà trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người già bị xâm phạm trong tình trạng không thể tự vệ được thì mức tăng nặng hình phạt đối với người phạm tội nhiều hơn trường hợp không phải trong tình trạng này.

Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự của tình tiết này tùy thuộc vào mối quan hệ lệ thuộc giữa nạn nhân với bị cáo và vào nghĩa vụ của bị cáo đối với nạn nhân. Nếu mối quan hệ càng sâu sắc, nghĩa vụ của bị cáo đối với nạn nhân càng lớn thì mức tăng nặng càng nhiều và ngược lại.

Quý khách hàng hãy gọi ngay 0898 485 485 (LS Nhật) để được tư vấn.

———————–

Xem thêm:

Bàn về tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ”

Bàn về tình tiết “phạm tội vì động cơ đê hèn”

Thế nào là tái phạm, tái phạm nguy hiểm?

Phòng vệ chính đáng là gì? Điều kiện để được công nhận là phòng vệ chính đáng?

Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

Người say rượu có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Đang chuẩn bị phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Phạm tội chưa đạt có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Đồng phạm là gì? Các hình thức đồng phạm

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *