Bàn về tình tiết người phạm tội tự thú

Tình tiết giảm nhẹ người phạm tội tự thú dưới góc độ pháp luật

Tình tiết “người phạm tội tự thú” là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm r khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015.  

Quy định trường hợp tự thú trong pháp luật là thể hiện chính sách khoan hồng nhất quán của Nhà nước ta, thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc ta đối với những người lầm lỗi mà chịu ăn năn hối cải.

Theo Công văn 81/2002 về việc giải đáp, hướng dẫn các vấn đề nghiệp vụ của TANDTC hướng dẫn về tình tiết này như sau:

Tự thú” là tự mình nhận tội và khai báo hành vi phạm tội của mình trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội.

Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện.

“Đầu thú” là có người đã biết mình phạm tội, nhưng biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật…

Theo quy định của BLHS 2015, tự thú là một tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm r, khoản 1 Điều 51, còn đầu thú không phải là một tình tiết giảm nhẹ.

Tuy nhiên, nếu người phạm tội đầu thú và thể hiện sự ăn năn hối cải của mình vẫn có thể được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”.

Hình Dùng Chung Hai

Quy định về tự thú còn là quy định mang tính phòng ngừa tích cực.

Hành vi tự thú không chỉ giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật sớm khám phá ra tội phạm và ngăn chặn được những hành vi tiếp tục thực hiện tội phạm mà còn tác động tích cực đến những đối tượng khác đã hoặc đang có hành vi phạm tội, làm cho các đối tượng này phải hoang mang, dao động mà tự kiềm chế các hành vi và ý đồ thực hiện tội phạm của mình.

Tự thú còn có ý nghĩa tích cực ở chỗ, làm giảm bớt những chi phí cần thiết cho việc điều tra, truy bắt đối tượng phạm tội; rút ngắn thời hạn thực hiện các hành vi tố tụng.

Vì những ý nghĩa đó, pháp luật tố tụng hình sự của nước ta luôn khuyến khích người có hành vi phạm tội tự thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Quý khách hàng hãy gọi ngay 0898 485 485 (LS Nhật) để được tư vấn.

———————–

Xem thêm:

Tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả”

Phòng vệ chính đáng là gì? Điều kiện để được công nhận là phòng vệ chính đáng?

Tình thế cấp thiết là gì, có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra

Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn

Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng

Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức

Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra

Tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội là phụ nữ có thai”

Bàn về tình tiết người phạm tội tự thú

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *