Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn

1. Tình tiết phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn ra góc độ pháp luật

Tình tiết phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm h khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015

Để hiểu đúng và áp dụng đúng tình tiết giảm nhẹ này là điều không hề đơn giản. Thực tiễn xét xử trong thời gian qua, việc áp dụng tình tiết này còn có nhiều cách hiểu, áp dụng khác nhau, trong cả các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử.

Theo mục 3 Công văn số 994/VKSTC-V3 ngày 09/4/2012 của Vụ 3 VKSNDTC hướng dẫn về các tình tiết giảm nhẹ quy định như sau:

Khái niệm “Chưa gây thiệt hại” và “Gây thiệt hại không lớn” đều nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội.

Chưa gây thiệt hại” là trường hợp hậu quả vật chất do hành vi phạm tội chưa xảy ra trên thực tế như trộm cắp chưa lấy được tài sản, chưa chuyển dịch tài sản ra khỏi nơi quản lý của chủ tài sản. Nếu đã dịch chuyển tài sản ra khỏi nơi quản lý của chủ tài sản mà bị quần chúng phát hiện, đuổi theo và bị bắt quả tang hay được cơ quan điều tra thu hồi trong quá trình điều tra thì không thuộc trường hợp “Chưa gây thiệt hại”.

Gây thiệt hại không lớn” là trường hợp đã có thiệt hại xảy ra nhưng thiệt hại đó không lớn hơn so với mức bình thường. Khi xác định hậu quả như thế nào là bình thường cần căn cứ vào các quy định cụ thể của từng loại tội phạm, đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm, thiệt hại cụ thể đã gây ra cho người bị hại và cho xã hội (cả thiệt hại vật chất và thiệt hại phi vật chất) trong từng trường hợp cụ thể“.

Hình Dùng Chung

2. Đặc điểm của thiệt hại (hậu quả của hành vi phạm tội)

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong những tội có cấu thành tội phạm vật chất, đối với những tội có cấu thành tội phạm hình thức thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng thiệt hại thì có thể xảy ra đối với cả tội có cấu thành tội phạm vật chất và tội có cấu thành tội phạm hình thức.

Chẳng hạn đối với tội hiếp dâm được quy định tại Điều 141 BLHS mặc dù đây là tội có cấu thành tội phạm hình thức nhưng khi người phạm tội đã thực hiện hành vi giao cấu (sau hành vi dùng vụ lực, đe dọa dùng vũ lục…) thì thiệt hại về thể chất, tinh thần của người bị hại đã xảy ra.

Vì vậy, thiệt hại tại điểm h khoản 1 Điều 51 BLHS bao gồm thiệt hại về vật chất, thể chất và tinh thần.

Quý khách hàng hãy gọi ngay 0898 485 485 (LS Nhật) để được tư vấn.

———————–

Xem thêm:

Bàn về tình tiết “người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm”

Tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả”

Phòng vệ chính đáng là gì? Điều kiện để được công nhận là phòng vệ chính đáng?

Tình thế cấp thiết là gì, có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra

Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra

Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *