Phạm tội trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh

1. Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra góc độ pháp luật

Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra (theo luật cũ là “phạm tội trong tình trạng bị kích động mạnh về tinh thần”) được quy định tại điểm e khoản 1  Điều 51 BLHS năm 2015

Theo Điểm b Mục 1 Chương 2 Nghị quyết số 04/HĐTP/NQ ngày 29/11/1986 (có hiệu lực tại thời điểm tác giả viết bài này) của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, quy định về “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau:

Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình.

Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người.

Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động  đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được;

Nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh”.

Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định bởi BLHS 2015. Tuy nhiên, trong trường hợp tình tiết này trở thành dấu hình định tội của một tội danh khác (ví dụ Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 125, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 135) hoặc là dấu hiệu định khung hình phạt thì sẽ không được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 

Hình Dùng Chung

2. Đặc điểm của tình tiết phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra

+ Thứ nhất, phải có hành vi trái pháp luật của người bị hại

+ Thứ hai, hành vi trái pháp luật của người bị hại phải là hành vi đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích hoặc hoặc đối với người khác có quan hệ thân thiết với người phạm tội.

+ Thứ ba, hành vi trái pháp luật của người bị hại phải là nguyên nhân làm cho người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần

+ Thứ tư, trạng thái tinh thần của người phạm tội phải ở trạng thái bị kích động.

Quý khách hàng hãy gọi ngay 0898 485 485 (LS Nhật) để được tư vấn.

———————–

Xem thêm:

Bàn về tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ”

Bàn về tình tiết “phạm tội vì động cơ đê hèn”

Thế nào là tái phạm, tái phạm nguy hiểm?

Bàn về tình tiết “người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm”

Tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả”

Phòng vệ chính đáng là gì? Điều kiện để được công nhận là phòng vệ chính đáng?

Tình thế cấp thiết là gì, có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *