Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả

1. Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” dưới góc độ pháp luật

Tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015

So với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 thì quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 có điểm mới, đó là thay đấy phẩy (,) bằng chữ “hoặc” sau cụm từ bồi thường thiệt hại. Điều này có ý nghĩa là BLHS năm 2015 đã có sự phân biệt rõ ràng hơn so với quy định của BLHS năm 1999 trước đây.

1. “Sửa chữa” là sửa lại, chữa lại những cái bị làm hư hỏng do hành vi phạm tội gây ra.

2. “Bồi thường” là bồi thường tài sản cho những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

3. “Khắc phục hậu quả” là khắc phục tác hại của tội phạm gây ra mà không thể sửa chữa hoặc bồi thường bằng tài sản được.

Tùy thuộc vào hành vi phạm tội mà người phạm tội “tự nguyện sửa chữa, bồi thường hiệt hại” hoặc người phạm tội “khắc phục hậu quả” là đã áp dụng được tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS năm 2015.

Hình Dùng Chung

2. Đặc điểm cơ bản “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả”

– Người đã thực hiện tội phạm phải tự nguyện (không do ép buộc, cưỡng chế) sửa chữa, giảm thiểu hoặc khắc phục hậu quả.

– Cũng được coi là tự nguyện nếu do người khác tác động hay theo yêu cầu của người bị thiệt hại mà người thực hiện tội phạm sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.

– Có thể áp dụng tình tiết “đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” khi mức sửa chữa, bồi thường hoặc khắc phục hậu quả chiếm một tỷ lệ đáng kể so với toàn bộ thiệt hại mà họ đã gây ra.

Khi điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải căn cứ vào ý thức, thái độ tự nguyện của người phạm tội, hiệu quả của việc sửa chữa, khắc phục hậu quả, cũng như thiệt hại thực tế, mức độ bồi thường thiệt hại để xem xét việc miễn trách nhiệm hình sự cho họ.

Quý khách hàng hãy gọi ngay 0898 485 485 (LS Nhật) để được tư vấn.

———————–

Xem thêm:

Bàn về tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ”

Thế nào là phạm tội có tổ chức?

Thế nào là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp?

Bàn về tình tiết “phạm tội vì động cơ đê hèn”

Thế nào là tái phạm, tái phạm nguy hiểm?

Bàn về tình tiết “người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm”

 

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *