Thế nào là phạm tội có tổ chức? Đặc điểm của phạm tội có tổ chức

1. Tình tiết “phạm tội có tổ chức” theo quy định của pháp luật

Tình tiết “phạm tội có tổ chức” là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo khoản 2, điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 định nghĩa về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự này như sau:

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm“.

Khái niệm về tội phạm có tổ chức có liên quan chặt chẽ với khái niệm đồng phạm được quy định tại khoản 1, điều 17 Bộ luật Hình sự:

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm“.

Có thể nói các quy định trên tương đối mơ hồ và khó giúp chúng ta hình dung được như thế nào là phạm tội có tổ chức. Theo thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, ta có thể hiểu về tình tiết này như sau:

Phạm tội có tổ chức là một hình thức cao của đồng phạm, có sự cấu kết chặt chẽ và phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia, trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu.”

2. Các dạng đồng phạm

Đồng phạm được phân thành 4 dạng:

+ Người tổ chức: Đồng phạm trong vai trò là người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, đưa ra kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội;

+ Người thực hành: Đồng phạm trong vai trò là người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội;

+ Người xúi giục: Đồng vạm trong vai trò là người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tiến hành thực hiện hành vi phạm tội mà không có hành vi xúi giục này chưa chắc hoặc có thể hành vi phạm tội chưa xảy ra luôn và ngay hoặc không diễn ra sớm hơn.

+ Người giúp sức: Đồng phạm rong vai trò người giúp sức là việc tạo các điều kiện tinh thần hoặc điều kiện vật chất cho những người khác thực hiện hành vi phạm tội.

pham-toi-co-to-chuc-the-nao-la-pham-toi-co-to-chuc

3. Các đặc điểm của phạm tội có tổ chức

– Phạm tội có tổ chức phải có sự kết cấu chặt chẽ giữa các đồng phạm. Sự kết cấu chặt chẽ của đồng phạm có tổ chức vừa thể hiện đặc điểm dấu hiệu chủ quan, vừa thể hiện được đặc điểm của dấu hiệu khách quan, và thể hiện mức độ phân hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của những người đồng phạm.

– Trong đồng phạm có tổ chức, giữa những người đồng phạm vừa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, vừa có sự phân hóa vai trò, phân công nhiệm vụ tương đối rõ rệt, cụ thể:

+ Nhóm tội phạm được hình thành với phương hướng hoạt động có tính lâu dài, bền vững;

+ Trong nhóm tồn tại quan hệ chỉ huy – phục tùng;

+ Mỗi người đồng phạm đều chịu sự điều khiển chung thống nhất, đều coi và sử dụng tổ chức phạm tội như là công cụ sức mạnh trong hoạt động tội phạm của mình;

+ Trong hoạt động nhóm phạm tội có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt cho việc thực hiện cũng như cho việc che giấu tội phạm với phương pháp, thủ đoạn thường tinh vi, xảo quyệt…

– Đồng phạm có tổ chức có nhiều khả năng cho phép phạm tội liên tục, nhiều lần, gây ra những hậu quả lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn.

Phạm tội có tổ chức được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tình tiết này không những được quy định chung tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 mà còn được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của nhiều loại tội phạm cụ thể như ở tội dâm ô với người dưới 16 tuổi (Điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Quý khách hàng hãy gọi ngay 0898 485 485 (LS Nhật) để được tư vấn.

———————–

Xem thêm:

Bàn về tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ”

Bàn về tình tiết “phạm tội vì động cơ đê hèn”

Thế nào là tái phạm, tái phạm nguy hiểm?

Phòng vệ chính đáng là gì? Điều kiện để được công nhận là phòng vệ chính đáng?

Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

Người say rượu có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Đang chuẩn bị phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Phạm tội chưa đạt có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Đồng phạm là gì? Các hình thức đồng phạm

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *