1. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2021
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp cũng mang tính chất của các hình thức bảo hiểm khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… Theo đó, khi người tham gia bảo hiểm gặp một thiệt hại về kinh tế, sức khoẻ, tinh thần bất kỳ theo thoả thuận, cơ quan phát hành bảo hiểm sẽ đứng ra đền bù lại các khoản thiệt hại này cho người tham gia.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về mức đóng BHTN như sau:
a. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
b. Doanh nghiệp đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.
Lưu ý:
– Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
– Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Toàn bộ quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp mới nhất 2021
2. Các lưu ý về mức lương đóng BHTN
Căn cứ theo quy định tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595 quy định về mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp phải tuân thủ các quy định sau:
– Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
– Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc phải qua học nghề, đào tạo nghề.
– Cao hơn ít nhất 5% đối với người làm công việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 7% đối với người làm công việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 vẫn được áp dụng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, do đó mức lương tháng tối thiểu để đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ là:
Đơn vị tính: đồng/tháng
Vùng |
Người làm việc trong điều kiện bình thường |
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề |
Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm |
Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm |
Vùng I |
4.420.000 |
4.729.400 |
4.641.000 |
4.729.400 |
Vùng II |
3.920.000 |
4.194.400 |
4.116.000 |
4.194.400 |
Vùng III |
3.430.000 |
3.670.100 |
3.601.500 |
3.670.100 |
Vùng IV |
3.070.000 |
3.284.900 |
3.223.500 |
3.284.900 |
3. Mức đóng BHTN tối thiểu theo vùng
Đơn vị tính: đồng/tháng
Vùng | Người làm việc trong điều kiện bình thường | Người đã qua học nghề, đào tạo nghề | Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm | Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm |
Vùng I | 44.200 | 47.294 | 46.410 | 47.294 |
Vùng II | 39.200 | 41.944 | 41.160 | 41.944 |
Vùng III | 34.300 | 36.701 | 36.015 | 36.701 |
Vùng IV | 30.700 | 32.849 | 32.235 | 32.849 |
4. Mức đóng BHTN tối đa theo vùng
Đơn vị tính: đồng/tháng
Vùng | Mức lương tháng tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp | Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa |
Vùng I | 88.400.000 | 884.000 |
Vùng II | 78.400.000 | 784.000 |
Vùng III | 68.600.000 | 686.000 |
Vùng IV | 61.400.000 | 614.000 |
Trên đây là các tư vấn của Hãng luật Alegal về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mới nhất năm 2021, mong rằng bài viết này sẽ mang lại lợi ích cho quý khách hàng.
Trường hợp Quý khách hàng thắc mắc về bất kỳ vấn đề nào hoặc có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư Nhật theo SĐT 0898 485 485.
———————–
Xem thêm:
Cần làm gì khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội? Những việc cần phải thực hiện ngay
Con ngoài giá thú có được làm giấy khai sinh không? Thẩm quyền và thủ tục làm giấy khai sinh
Con ngoài giá thú có được khai sinh theo họ của cha không? Thẩm quyền và thủ tục thực hiện
Cá nhân được quyền thay đổi họ tên khi nào? Điều kiện và thủ tục để thay đổi họ tên
Án tích là gì? Đặc điểm và hậu quả pháp lý của người mang án tích