Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con sau ly hôn

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con chung khi ly hôn

Khi giải quyết tranh chấp ly hôn, Toà án luôn chỉ định một bên cha/ mẹ trực tiếp chăm nom, nuôi dưỡng con chung chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Khi các bên có tranh chấp giành quyền được trực tiếp nuôi con chung, căn cứ các quy định của Luật Hôn nhân gia đình, Toà án giao quyền nuôi con cho một bên bất kỳ theo các nguyên tắc sau đây:

1) Ưu tiên giao quyền nuôi con theo sự thoả thuận của các bên

Nếu hai bên cha mẹ đã thoả thuận và thống nhất giao quyền nuôi con cho một bên, Toà án sẽ ưu tiên giao quyền nuôi con đúng theo sự thoả thuận đó.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu xét thấy sự thoả thuận trên không đại diện cho lợi ích của con hoặc không đảm bảo điều kiện giáo dục, nuôi dưỡng tốt nhất cho con thì Toà án có thể giao con cho bên còn lại.

2) Ưu tiên giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ nuôi dưỡng

Con chung dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên giao cho mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc.

Nếu cha mẹ đều có điều kiện chăm sóc, giáo dục con chung như nhau thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên giao cho mẹ. Nếu mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng hoặc có vi phạm về đạo đức thì Toà án cũng có thể giao con cho bố. Tuy nhiên, bố không được ưu tiên bằng mẹ.

3) Con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên, cha và mẹ có quyền nuôi con ngang nhau

Con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên thì quyền nuôi con của cha và mẹ ngang bằng nhau. Tòa án sẽ phán quyết giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ vào các yếu tố: Vật chất (điều kiện kinh tế, gia sản, thu nhập, tài sản, chỗ ở,…); Tinh thần (thời gian chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ con, thời gian vui chơi với con, trình độ học vấn, nhân cách đạo đức,…)

Nguyen Tac Giai Quyet Tranh Chap Quyen Nuoi Con Chung Khi Ly Hon Hang Luat Alegal

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quyền nuôi con

4) Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con

Đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên, ngoài việc xem xét các điều kiện vật chất và tinh thần như trên, Toà án còn xem xét theo nguyện vọng của con trước khi ưu tiên giao con cho bên nào.

5) Quyền nuôi con có thể thay đổi 

Nếu một bên cha hoặc mẹ được Toà án giao quyền nuôi con chung, tuy nhiên trong quá trình nuôi dưỡng vi phạm nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con hoặc không còn duy trì được điều kiện nuôi con, thì bên cha/ mẹ không được nuôi con có thể khởi kiện để yêu cầu thay đổi người nuôi dưỡng.

Trường hợp Quý khách hàng thắc mắc về bất kỳ vấn đề nào hoặc có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư Nhật theo sđt 0898 485 485.

———————–

Xem thêm:

Cần làm gì khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội? Những việc cần phải thực hiện ngay

Con ngoài giá thú có được làm giấy khai sinh không? Thẩm quyền và thủ tục làm giấy khai sinh

Con ngoài giá thú có được khai sinh theo họ của cha không? Thẩm quyền và thủ tục thực hiện

Cá nhân được quyền thay đổi họ tên khi nào? Điều kiện và thủ tục để thay đổi họ tên

Án tích là gì? Đặc điểm và hậu quả pháp lý của người mang án tích

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *