Những trường hợp phạm tội không mang án tích

 1. Án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự

Trong luật hình sự Việt Nam, vấn đề án tích được đề cập đến kể từ khi BLHS năm 1985 có hiệu lực.

Tuy nhiên, để hiểu án tích là gì thì cho đến nay trong các BLHS Việt Nam chưa có một điều luật nào đưa ra định nghĩa pháp lý về án tích, cũng như chưa có một công trình nghiên cứu chuyên khảo độc lập nào đề cập, nghiên cứu chế định án tích một cách toàn diện và có hệ thống.

Việc Bộ luật Hình sự không quy định hoặc giải thích một cách cụ thể như thế nào được gọi là án tích đã dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm, đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của án tích.

Căn cứ vào thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, có hiểu án tích như sau:

Án tích là đặc điểm xấu về nhân thân của người đã bị kết án và áp dụng hình phạt, được ghi và lưu lại trong lý lịch tư pháp trong thời gian nhất định, là hậu quả pháp lý bất lợi cho người mang án tích”.

Án tích tồn tại đối với người bị kết án bằng bản án buộc tội của Toà án. Án tích là một đặc điểm nhân thân gắn liền với người đã từng phạm tội và bị kết án.

Xem thêm: Hậu quả pháp lý của người mang án tích

Cac Truong Hop Pham Toi Khong Mang An Tich Hang Luat Alegal

Các trường hợp phạm tội không mang án tích

2. Những trường hợp phạm tội không mang án tích

Về lý thuyết hình sự, tất cả các trường hợp phạm tội và bị kết án bằng hình phạt đều mang án tích, trừ trường hợp có sự quy định khác của Bộ luật Hình sự.

Theo khoản 2 Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về những trường hợp phạm tội nhưng không mang án tích như sau:

Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

Miễn hình phạt là chế định pháp lý cho phép người bị tuyên là có tội không phải chấp hành hình phạt. Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật Hình sự mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.

Như vậy, một người bị kết án không mang án tích nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng do lỗi vô ý.

– Bị tuyên án là có tội nhưng được miễn chấp hành hình phạt.

Người phạm tội bị kết án không thuộc hai trường hợp trên đều bị coi là có án tích.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp lý vui lòng liên hệ 0898 485 485 (Ls Nhật) để được tư vấn.

———————–

Xem thêm:

Án tích là gì? Đặc điểm và hậu quả pháp lý của người mang án tích

Thời hạn xóa án tích

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *