Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định mới nhất 2021

1. Điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định mới nhất

Căn cứ Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về các trường hợp được quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con chung như sau:

“2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Như vậy: Toà án chỉ chấp thuận cho thay đổi người trực tiếp nuôi con trong hai trường hợp:

(1) theo sự thoả thuận của cha mẹ;

(2) người đang nuôi dưỡng không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con theo luật định.

2. Như thế nào là đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con

Hiện nay Luật Hôn nhân gia đình không quy định rõ như thế nào là “đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con“. Do đó việc xác định bên cha/ mẹ đang trực tiếp nuôi con hiện tại có còn đủ điều kiện nuôi con hay không sẽ phụ thuộc vào nhận định của Toà án. Theo thực tế xét xử, thông thường Toà an sẽ căn cứ vào các vấn đề sau: 

– Điều kiện về vật chất: Bao gồm lương bổng, thu nhập, tài sản, địa điểm cư trú, các khoản nợ của cha/ mẹ/

– Điều kiện về tinh thần (thời gian chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ con, thời gian vui chơi với con).

– Điều kiện về trình độ văn hoá (trình độ học vấn, nhân cách, đạo đức, lối sống..)

Khi có căn cứ cho rằng bên cha/ mẹ trực tiếp nuôi con hiện tại không còn đáp ứng điều kiện nuôi con theo các tiêu chí trên, quý khách hàng có thể yêu cầu Toà án tuyên thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Thu Tuc Thay Doi Nguoi Truc Tiep Nuoi Chung Sau Ly Hon Hang Luat Alegal

Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con

3. Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con

Để thay đổi người trực tiếp nuôi con, người có yêu cầu phải nộp đơn khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại Toà án nhân dân có thẩm quyền.

a) Hồ sơ khởi kiện
  1. Đơn khởi kiện;
  2. Bản án/ Quyết định giải quyết vụ việc ly hôn trước đây (bản chứng thực);
  3. Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của người khởi kiện và người bị kiện;
  4. Giấy khai sinh của con chung (bản chứng thực);
  5. Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con;
b) Toà án giải quyết

Toà án nhân dân cấp huyện nơi bên cha/ mẹ đang tiếp nuôi dưỡng con chung có hộ khẩu thường trú.

c) Thời gian giải quyết

Từ 04 – 06 tháng kể từ lúc thụ lý đơn khởi kiện.

Ngoài các hồ sơ, chứng cứ đã nêu ở trên, người khởi kiện cần thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh bên cha/ mẹ đang trực tiếp nuôi dưỡng con không còn đủ điều kiện nuôi con hoặc vi phạm nghĩa vụ của cha mẹ đối với con.

Đồng thời có thể mời một số người biết rõ thông tin vụ việc làm chứng tại Toà án để tăng tính thuyết phục đối với Hội đồng xét xử.

Trên đây là các tư vấn của Hãng luật Alegal về điều kiện và thủ tục thay đổi người nuôi con theo quy định mới nhất. Hi vọng bài viết này sẽ mang lại những giá trị thiết thực cho quý khách.

Trường hợp Quý khách hàng thắc mắc về bất kỳ vấn đề nào hoặc có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư Nhật theo SĐT 0898 485 485.

———————–

Xem thêm:

Cần làm gì khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội? Những việc cần phải thực hiện ngay

Con ngoài giá thú có được làm giấy khai sinh không? Thẩm quyền và thủ tục làm giấy khai sinh

Con ngoài giá thú có được khai sinh theo họ của cha không? Thẩm quyền và thủ tục thực hiện

Cá nhân được quyền thay đổi họ tên khi nào? Điều kiện và thủ tục để thay đổi họ tên

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *