Trốn đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ, doanh nghiệp có thể bị phạt nặng

Trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, doanh nghiệp có thể bị phạt nặng

Doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn thể người lao động đang làm việc cho doanh nghiệp thuộc diện phải tham gia BHXH, BHTN bắt buộc.

Mức đóng bảo hiểm sẽ căn cứ trên mức lương mà người lao động và doanh nghiệp thoả thuận. Doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng các khoản bảo hiểm trên kịp thời và đầy đủ.

Trường hợp doanh nghiệp trốn đóng, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động hoặc đóng không đúng mức có thể bị phạt vi phạm hành chính với mức phạt khá nặng.

Tron Dong Bao Hiem Xa Hoi Cho Nguoi Lao Dong Doanh Nghiep Co The Bi Phat Nang Hang Luat Alegal

Doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHTN cho người lao động bị xử lý thế nào?

2. Mức phạt do trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 38 Nghị định 28/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động – bảo hiểm, quy định:

4. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.

5. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, nếu doanh nghiệp không đóng hoặc trốn đóng BHXH, BHTN người lao động, tuỳ theo tính chất và mức độ, có thể bị phạt tiền lên đến 75 triệu đồng. Nếu hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, chủ doanh nghiệp hoặc người điều hành doanh nghiệp có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng bị buộc phải truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng.

Trường hợp Quý khách hàng thắc mắc về bất kỳ vấn đề nào hoặc có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư Nhật theo SĐT 0898 485 485.

———————–

Xem thêm:

Cần làm gì khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội? Những việc cần phải thực hiện ngay

Con ngoài giá thú có được làm giấy khai sinh không? Thẩm quyền và thủ tục làm giấy khai sinh

Con ngoài giá thú có được khai sinh theo họ của cha không? Thẩm quyền và thủ tục thực hiện

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *