Đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động được gì?

Quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp cũng mang tính chất của các hình thức bảo hiểm khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… Theo đó, khi người tham gia bảo hiểm gặp một thiệt hại về kinh tế, sức khoẻ, tinh thần bất kỳ theo thoả thuận, cơ quan phát hành bảo hiểm sẽ đứng ra đền bù lại các khoản thiệt hại này cho người tham gia.

Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp và chẳng may bị mất việc làm, trong thời gian chưa thể tìm được việc làm mới, người lao động sẽ được nhận các quyền lợi như: Được chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ Học nghề; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, cụ thể:

a. Trợ cấp thất nghiệp.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% tiền lương tháng bình quan đống BHTN của 06 tháng liền kề trước đó. Mức hưởng này tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Thời gian hưởng trợ cấp được tính theo số tháng đóng, cứ đóng đủ 12 – 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

b. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

Căn cứ Điều 54 Luật Việc làm 2013, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm thì được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.

Quyen Loi Cua Nguoi Lao Dong Khi Tham Gia Bao Hiem That Nghiep

Quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

c. Hỗ trợ Học nghề.

– Mức hỗ trợ học nghề theo Quyết định 77/2014/QĐ-TTg cụ thể:

+ Tối đa 01 (một) triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.

+ Trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính tròn là 01 (một) tháng để xác định mức hỗ trợ học nghề.

d. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Người lao động được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm do người sử dụng lao động tổ chức.

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bảo hiểm thất nghiệp được xem là phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động.

Trên đây là các tư vấn của Hãng luật Alegal về quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, các quy định trong bài viết này được cập nhật theo các quy định, hướng dẫn mới nhất của Bộ luật Lao động, Luật Việc làm và các quy định khác có liên quan.

Trường hợp Quý khách hàng thắc mắc về bất kỳ vấn đề nào hoặc có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư Nhật theo SĐT 0898 485 485.

———————–

Xem thêm:

Cần làm gì khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội? Những việc cần phải thực hiện ngay

Con ngoài giá thú có được làm giấy khai sinh không? Thẩm quyền và thủ tục làm giấy khai sinh

Con ngoài giá thú có được khai sinh theo họ của cha không? Thẩm quyền và thủ tục thực hiện

Cá nhân được quyền thay đổi họ tên khi nào? Điều kiện và thủ tục để thay đổi họ tên

Án tích là gì? Đặc điểm và hậu quả pháp lý của người mang án tích

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *