Phạm tội do thi hành theo mệnh lệnh của cấp trên

1. Phạm tội do thi hành mệnh lệnh (THML) của cấp trên dưới góc độ pháp luật

Căn cứ Điều 26 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về trường hợp phạm tội do THML của chỉ huy, cấp trên như sau:

Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, trong trường hợp một người phạm tội do thực hiện theo mệnh lệnh của chỉ huy và cấp trên, nếu bản thân họ đã thể hiện sự phản đối mệnh lệnh này bằng cách thực hiện quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh mà cấp trên vẫn yêu cầu chấp hành, thì người phạm tội được miễn chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp này người ra mệnh lệnh đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Việc BLHS quy định người chấp hành mệnh lệnh trong lực lượng vũ trang không phải chịu TNHS, xuất phát từ đặc thù của lực lượng vũ trang khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc cũng như đảm bảo trật tự an toàn xã hội phải luôn chấp hành mệnh lệnh một cách khẩn trương, nhanh chóng và chính xác.

Theo Điều 2 trong mười lời thề của Quân đội nhân dân Việt Nam mà bất kỳ quân nhân nào cũng phải thuộc, đó là:

Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác”.

Như vậy, trong Quân đội cấp dưới phục tùng mệnh lệnh cấp trên một cách tuyệt đối, cho nên người thi hành mệnh lệnh không có lỗi đối với việc gây hại cho xã hội.

Hơn nữa, theo Điều 26 BLHS năm 2015 yêu cầu người có nghĩa vụ thi hành đã báo cáo đầy đủ với cấp trên  khả năng những hậu quả thiệt hại có thể xảy ra mà người ra lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó thì trách nhiệm thuộc về người ra lệnh là hoàn toàn đúng đắn.

Tuy nhiên, quy định này có một ngoại lệ là không được áp dụng cho các tội bao gồm Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421), Tội chống loài người (Điều 422), và Tội phạm chiến tranh (Điều 423).

Người thi hành mệnh lệnh phạm các tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược, tội chống loài người và tội phạm chiến tranh phải chịu trách nhiệm hình sự, kể cả trường hợp đã thể hiện sự phản đối theo quy định.

Pham Toi Do Thi Hanh Menh Lenh Cua Cua Tren Hang Luat Alegal Min

Phạm tội do thi hành theo mệnh lệnh của cấp trên

2. Các điều kiện của “phạm tội do thi hành mệnh lệnh của chỉ huy, cấp trên”

Một trường hợp được xác định là phạm tội do thi hành theo mệnh lệnh của chỉ huy, cấp trên phải bao gồm đầy đủ các đặc điểm sau đây:

Một là, việc THML mà gây ra thiệt hại cho xã hội chỉ được áp dụng trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Lực lượng vũ trang là lực lượng chiến đấu của Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Còn việc thực hiện mệnh lệnh hành chính trong các lĩnh vực khác mà gây thiệt hại thì không được loại trừ TNHS.

Ở Việt Nam, lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân và Dân quân tự vệ (Điều 12 Luật Quốc phòng năm 2005). 

Hai là, phải có thiệt hại thực tế xảy ra do hành vi thi hành theo mệnh lệnh của chỉ huy, cấp trên. Hậu quả thiệt hại cho xã hội có thể là thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng con người.

Ba là, người thi hành mệnh lệnh khi nhận thấy sự bất thường của mệnh lệnh phải thể hiện rõ ràng sự phản đối của bản thân bằng quy trình báo cáo đầy đủ với người ra mệnh lệnh. 

Bốn là, người ra mệnh lệnh sau khi nhận được báo cáo phản đối của người thi hành, vẫn tiếp tục yêu cầu phải chấp hành mệnh lệnh.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp lý vui lòng liên hệ 0898 485 485 (Ls Nhật) để được tư vấn.

———————–

Xem thêm:

Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

Người say rượu có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Đang chuẩn bị phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

 

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *