Thời gian thử việc: 90% doanh nghiệp thực hiện sai quy định

1. Thời gian thử việc theo quy định mới nhất

Thử việc là việc làm thử một công việc nhất định theo thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động để xem xét sự phù hợp của các bên trước khi giao kết hợp đồng lao động chính thức.

Thử việc không phải là quy định bắt buộc trước khi bắt đầu một công việc mà hoàn toàn do sự thoả thuận của các bên. 

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Căn cứ quy định tại Điều 24 và 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian thử việc (TGTV) như sau:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Lưu ý:

– Doanh nghiệp và người lao động có thể thoả thuận thời gian thử việc ngắn hơn hoặc không áp dụng thử việc.

– Tuy nhiên, hiện nay phần lớn người sử dụng lao động yêu cầu thời gian thử việc bằng với mức tối đa theo quy định của pháp luật.

Thoi Gian Thu Viec Chin Muoi Phan Tram Doanh Nghiep Thuc Hien Sai Quy Dinh Hang Luat Alegal

Thời gian thử việc: 90% doanh nghiệp thực hiện sai quy định

2. Lưu ý cho doanh nghiệp về thời gian thử việc

Theo thống kê của Báo Người lao động, hiện nay có đến 90% doanh nghiệp đang hiểu sai và áp dụng sai quy định về TGTV. 

Cụ thể, Bộ luật Lao động 2019 quy định TGTV đối với vị trí có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên là không quá “60 ngày“. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lại chuyển thành không quá “02 tháng“.

Một tháng có thể là 30 ngày, tuy nhiên, hai tháng luôn nhiều hơn 60 ngày, do hai tháng liên tiếp sẽ có một tháng có 31 ngày (ngoại lệ tháng 02 có 28 ngày).

Ví dụ:

– Nếu giao kết hợp đồng thử việc 02 tháng, bắt đầu từ ngày 15/04 và kết thúc vào ngày 14/06 thì sẽ có 61 ngày thử việc (tháng 05 có 31 ngày).

– Nếu giao kết hợp đồng thử việc 02 tháng, bắt đầu từ ngày 15/07 và kết thúc vào ngày 14/09 thì sẽ có 62 ngày thử việc (tháng 07 và tháng 08 đều có 31 ngày).

Như vậy, doanh nghiệp đã thoả thuận thời gian thử việc vượt quá thời gian cho phép của Bộ luật Lao động.

3. Thử việc quá thời gian quy định bị xử phạt như thế nào?

Mặc dù TGTV là do người sử dụng lao động và người lao động cùng thoả thuận, tuy nhiên pháp luật hiện nay chỉ xử phạt người sử dụng lao động mà không có chế tài cho người lao động.

Điều này là hoàn toàn phù hợp và mang tính nhân văn bởi người lao động luôn yếu thế hơn so với người sử dụng lao động, hợp đồng thử việc phần lớn được ký theo mẫu do người sử dụng lao động soạn sẵn.

Mức xử phạt doanh nghiệp do vi phạm về TGTV:

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động quy định như sau:

“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;

b) Thử việc quá thời gian quy định;

c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;

d) Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”

Như vậy, nếu thoả thuận thử việc quá thời gian quy định, doanh nghiệp có thể bị xử phạt đến 5 triệu đồng. 

Ngoài ra, doanh nghiệp buộc phải trả đủ lương cho người lao động trong khoản thời gian làm việc vượt quá TGTV tối đa mà pháp luật cho phép.

Trường hợp Quý khách hàng thắc mắc về bất kỳ vấn đề nào hoặc có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ Luật sư Nhật theo SĐT 0898 485 485.

———————–

Xem thêm:

Cần làm gì khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội? Những việc cần phải thực hiện ngay

Con ngoài giá thú có được làm giấy khai sinh không? Thẩm quyền và thủ tục làm giấy khai sinh

Con ngoài giá thú có được khai sinh theo họ của cha không? Thẩm quyền và thủ tục thực hiện

Cá nhân được quyền thay đổi họ tên khi nào? Điều kiện và thủ tục để thay đổi họ tên

Án tích là gì? Đặc điểm và hậu quả pháp lý của người mang án tích

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *