Tình tiết xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “xúi dục người dưới 18 tuổi phạm tội”

Tình tiết “xúi dục người dưới 18 tuổi phạm tội” quy định tại điểm n khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 được tách ra từ điểm o khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999. Hiện nay không có văn bản định nghĩa cụ thể về tình tiết này. Căn cứ vào thực tiễn áp dụng pháp luật, có thể hiểu  như sau:

Hành vi xúi dục người dưới 18 tuổi phạm tội là hành vi xúi dục người chưa có nhận thức pháp luật đầy đủ (pháp luật nhìn nhận là người chưa đủ 18 tuổi) thực hiện hành vi phạm tội.

Để cấu thành tình tiết này phải có đủ hai yếu tố cơ bản:

– Một là, phải có hành vi xúi dục người khác thực hiện hành vi phạm tội;

– Hai là, người bị xúi dục là người chưa đủ 18 tuổi.

Hình Dùng Chung

Pháp luật không quy định cụ thể về chủ thể của hành vi xúi dục (độ tuổi), dẫn đến sự không thống nhất trong áp dụng pháp luật. Hiện nay chủ yếu có hai nguồn quan điểm chính:

Quan điểm thứ nhất: Tình tiết năng nặng trách nhiệm hình sự “xúi giục người chưa thành niên phạm tội” áp dụng cho tất cả các chủ thể phạm tội (kể cả người phạm tội là người dưới 18 tuổi).

Quan điểm thứ hai: Tình tiết năng nặng trách nhiệm hình sự “xúi giục người chưa thành niên phạm tội” chỉ áp dụng đối với người phạm tội là người từ đủ 18 tuổi trở lên.

Quan điểm thứ nhất căn cứ vào Hướng dẫn của Công văn giải đáp pháp luật số 16/1999/KHXX ngày 01/2/1999 của Tòa án nhân dân tối cao (sau đây viết tắt CV số 16/1999) và Công văn trả lời thỉnh thị số 3544/VKSNDTC-V14 ngày 07/8/2019 của Vụ 14 Viện KSND tối cao (sau đây viết tắt Công văn 3544/2019).

Quan điểm thứ hai căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 416 BLTTHS năm 2015 về những vấn đề cần xác định khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi quy định “Có hay không có người đủ 18 tuổi trở lên xúi giục”.

Do còn có quan điểm khác nhau nên việc áp dụng tình tiết tăng nặng này trong thực tiễn vẫn chưa được thống nhất.

Quý khách hàng hãy gọi ngay 0898 485 485 (LS Nhật) để được tư vấn.

———————–

Xem thêm:

Bàn về tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ”

Thế nào là phạm tội có tổ chức?

Thế nào là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp?

Bàn về tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội”

Bàn về tình tiết “phạm tội vì động cơ đê hèn”

Thế nào là tái phạm, tái phạm nguy hiểm?

Bàn về tình tiết “phạm tội với người trong tình trạng không thể tự vệ được”

Bàn về tình tiết “dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người”

Bàn về tình tiết “xúi dục người dưới 18 tuổi phạm tội”

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *