Tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội”

Bàn về tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội”? 

1. Tình tiết “lợi dụng dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” theo quy định của pháp luật

Tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” vừa là 01 trong 15 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự; Vừa là dấu hiệu định tội của nhiều tội danh, là tình tiết định khung tăng nặng quy định tại nhiều Điều luật của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (Bộ luật hình sự);

Bộ luật hình sự không quy định thế nào là lợi dụng chức vụ quyền hạn, nhưng tại khoản 6 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ, quy định:

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.

lam-dung-chuc-vu-quyen-han-de-pham-toi

2. Nguyên tắc áp dụng tình tiết “lợi dụng dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” dưới góc độ tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Về nguyên tắc, chỉ được áp dụng tình tiết này như là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự( quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự) nếu tình tiết này không được sử dụng làm dấu hiệu định tội, tình tiết định khung tăng nặng và trong trường hợp phạm tội với lỗi Cố ý.

Thứ hai, tình tiết “Lợi dụng chức vụ quyền hạn” chỉ áp dụng cho chủ thể là cá nhân (Người nào), không được áp dụng cho pháp nhân thương mại.

Cuối cùng, việc áp dụng tình tiết Lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản, để định tội hay quyết định hình phạt, phải căn cứ vào vụ án hình sự cụ thể, theo nguyên tắc Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định./.

Quý khách hàng hãy gọi ngay 0898 485 485 (LS Nhật) để được tư vấn.

———————–

Xem thêm:

Bàn về tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ”

Bàn về tình tiết “phạm tội vì động cơ đê hèn”

Thế nào là tái phạm, tái phạm nguy hiểm?

Phòng vệ chính đáng là gì? Điều kiện để được công nhận là phòng vệ chính đáng?

Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

Người say rượu có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Đang chuẩn bị phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Phạm tội chưa đạt có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Đồng phạm là gì? Các hình thức đồng phạm

# Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *